Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.

Nội Động Từ Và Ngoại Động Từ

Khi tra từ điển hoặc học từ vựng về các động từ các bạn thường thấy 2 khiểu động từ đặc trưng là Nội động từ (intransitive verb – thường kí hiệu là chữ I ngay sau động từ ) và Ngoại động từ (transitive verb – thường kí hiệu là chữ T ngay sau động từ ). Vậy các bạn có biết sự phân biết đó để làm gì không? Nội động từ là gì và Ngoại động từ là gì?

nội động từ và ngoại động từ

Nội Động Từ – Intransitive Verb

Về lí thuyết thì Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người nói hay người, chủ thể thực hiện hành động. Hành động của người hay chủ thể  (Subject) đó không tác động trực tiếp lên bất kỳ Đối tượng (Object) nào. Nói cách khác Nội động từ không có hoặc không cần Bổ ngữ trực tiếp (Direct Object) để tạo thành 1 câu có nghĩa. Nội động từ thường là những Động từ chỉ hành động như: Arrive, Go, Lie, Sneeze, Sit, Die, Run, etc.

Examples:

  • Huffing and puffing, we arrived at the classroom door with only seven seconds to spare.
    • Arrived = intransitive verb.
  • James went to the campus cafe for a steaming bowl of squid eyeball stew.
    • Went = intransitive verb.
  • To escape the midday sun, the cats lie in the shade under our cars.
    • Lie = intransitive verb.

Ngoại Động Từ – Transitive Verb

Ngược lại với Nội động từ, ngoại động từ là các động từ được hành động và gây ra hoặc tác động đến chủ thể khác. Trong câu Ngoại động từ không đi một mình mà phải đi kèm theo một bổ ngữ trực tiếp để thành một câu có nghĩa.

Examples:

  • She was saving to buy a car
    • Buy = transitive verb.
  • He made us some coffee.
    • Made = transitive verb.

Sự phân biệt giữa hai loại động từ

Một số động từ có thể làm nội động từ trong câu này và làm ngoại động từ trong câu khác, nghĩa của chúng có thể thay đổi. Hãy xem các ví dụ sau:

  • The door openned. (Cửa đã mở) – nội động từ
  • She opened the door. (Cô ấy đã mở cửa) – ngoại động từ
  • The bus stopped. (Chiếc xe buýt dừng lại) – nội động từ
  • The driver stopped the bus. (Tài xế dừng xe buýt lại) – ngoại động từ
  • The bell rings. (Chuông kêu) – nội động từ
  • He rings the bells. (Ông ấy rung chuông) – ngoại động từ
  • The glass broke. (Cốc vỡ) – nội động từ
  • The boy broke the glass. (Cậu bé làm vỡ cốc) – ngoại động từ

Rất nhiều các động từ có thể đồng thời là Nội động từ và Ngoại động từ như những ví dụ trên. Tuy nhiên cũng có Một số ít động từ chỉ là Nội động từ như: arrive, go, lie, sneeze, sit, and die, những động từ này không thể có Bổ ngữ trực tiếp đi sau được. Một số ít động từ chỉ có thể là Ngoại động từ (bắt buộc phải có bổ ngữ trực tiếp đi theo) như: make; buy…

Chú ý quan trọng.

Trong các bài kiểm tra tiếng Anh, các bạn hay gặp dạng bài làm như: Chuyển từ thể chủ động sang bị động (hoặc ngược lại) nếu có thể.Các bạn cần lưu ý liên quan đến bài này như sau: Các Nội Động Từ Thường Không Thể Chuyển Sang Thể Bị Động Được. Nên nếu gặp dạng đề như trên bạn hãy vận dụng kiến thức này vào làm bài nhé.

21 bình luận

  1. Tra từ điển hoài cứ thấy nội động từ, ngoại động từ, tưởng nó giống nhau, giờ mới biết nó khác nhau như vậy. Cảm ơn nhiều!

  2. A cat catches a mouse (Con mèo bắt con chuột).
    => A mouse is caught by a cat (Con chuột BỊ con mèo bắt).

  3. ‘các nội động từ ko thể chuyển sang thể bị động dc’thế câu I go to school chuyển bị động ntn ạ Cảm ơn

  4. e chả hỉu nó như thế nào ạ có câu như vậy giải thích hộ nhé!
    The sentence cannot be written in the passive because its main verb is is not a transitive verb. (Câu viết không thể viết lại ở thể bị động vì động từ chính “is” không phải là ngoại động từ)

  5. Thì không phải ngoại động từ thì ko chuyển sang bị động được đấy bạn

  6. Go là nội động từ mà chú ý nói ” các nội động từ không chuyển sang thể bị động được” mâu thuẫn mà bạn

  7. Chào bạn, trong trường hợp câu “I go to school” – Đt Go là nội dộng tự (school là bổ ngữ gián tiếp) – Nên câu đó ko chuyển sang bị động được nhé. Còn ở trong chú ý mình nói “Các nội động từ không chuyển sang bị động được” là đúng nhé.

  8. Mấy bn ơi cho mih 1 ví dun mẫu về direct object và infirect object đc hok?cảm ơn trước😁😁😁😁😁

  9. example for direct object/ indirect object:

    Jane is giving me an apple

    Jane is giving what=> apple=> apple is indirect object
    Who is receiving the apple=> me=> me is indirect object

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back to top button